Theo thời gian và tác động của thời tiết bề mặt sơn tường sẽ bị bạc màu, bong tróc hoặc nấm mốc, thấm dột do sử dụng loại sơn chưa đảm bảo. Bài viết này chúng tôi chia sẻ cho bạn kinh nghiệm sơn lại tường nhà cũ
Lên kế hoạch sơn lại tường nhà cũ
Chọn sơn
Các hãng sơn chất lượng tốt hàng đầu thị trường hiện như bao gồm Dulux, Jotun, Nippon, Kansai, Kova…
Các loại sơn được sử dụng để sơn lại tường nhà bao gồm:
Sơn lót( có tác dụng chống kiềm, tăng tác dụng sơn phủ)
Sơn nội thất và sơn ngoại thất ( Sơn phủ màu)
Sơn chống thấm ( chống thấm nhà tắm- vệ sinh, chống thấm sàn mái- sân thượng…)
*Tìm hiểu thêm: Cách tính mét vuông sơn nhà để tính toán được số mét vuông sơn nhà
Chọn màu sơn
Khi bắt đầu lên kế hoạch sơn lại nhà thì có phải bạn đang nghĩ nên sơn màu gì? Có nên sơn lại màu tường cũ không, sơn màu nào cho đẹp? Trên thực tế chọn sơn màu gì phù hợp thì nên cân nhắc các yếu tố dưới đây:
- Phong cách thiết kế: Nhà phong cách sang trọng và cổ điển sẽ khác với nhà thiết kế kiểu hiện đại và thời thượng vì vậy việc lựa chọn màu sơn sẽ phụ thuộc vào kiến trúc của nhà bạn
- Theo sở thích: Đơn giản là bạn thích màu đấy, nó thể hiện được tính cách hay dấu ấn cá nhân của bạn
- Theo diện tích, không gian: chọn màu sơn nhà có diện tích nhỏ sẽ khác với nhà có diện tích rộng. Thường nhà có diện tích nhỏ sẽ sơn những màu nhạt, có tính sáng để tạo cảm giác rộng rãi. Nhà có diện tích rộng thì có thể lựa chọn màu trắng sứ, đơn giản mà sang trọng hoặc màu đậm như màu đen đem lại cảm giác sang trọng, huyền bí, màu hồng lãng mạn tinh tế, màu xanh sang trọng cổ điển…
- Yếu tố phong thủy: Gia chủ sẽ hợp với một số màu sắc theo màu bản mệnh hoặc màu tương sinh với mong muốn gia tăng vận khí và tránh màu xung khắc
Quy trình sơn lại tường nhà cũ
A, Đối với tường đã sơn lớp sơn cũ
Công đoạn xử lý tường cũ trước khi sơn
Công đoạn xử lý tường cũ trước khi sơn là rất quan trọng, nếu xử lý tốt sẽ tạo điều kiện cho cho lớp sơn mới bám chắc vào tường
Một số kỹ thuật xử lý lớp sơn tường cũ giúp quá trình sơn mới dễ dàng và đảm bảo chất lượng
Các bước xử lý tường cũ trước khi sơn lại:
Xử lý chống thấm, chống ẩm
Trường hợp tường nhà bị thấm dột thì cần xử lý chống thấm triệt để.
Phương pháp xử lý chống thấm thuận( là chống thấm trực tiếp với nguồn gây thấm) có thể khắc phục triệt để hiện tượng thấm dột, phù hợp hầu hết các công trình
Trường hợp tường nhà bạn tiếp giáp với nhà bên cạnh, không thể chống thấm thuận được thì có thể áp dụng biện pháp chống thấm ngược( là chống thấm ngược với nguồn gây thấm)
Sau khi chống thấm xong, để tường khô ráo( khoảng 2- 3 tuần) thì bắt đầu tiến hành sơn. Tránh trường hợp độ ẩm trong tường vượt mức cho phép, hơi nước trong quá trình bốc hơi mang theo chất kiềm trong hồ vữa ra bên ngoài phá hủy màu sắc màng sơn gây hiện tượng loang màu
Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc
Dùng sủi sơn để cạo hết những nơi bị bong tróc, phồng rộp.
Câu hỏi đặt ra: ” Có nên cạo, róc hết toàn bộ lớp sơn cũ không? ”
Câu trả lời là KHÔNG. Vì cạo hết toàn bộ lớp sơn cũ mất RẤT nhiều thời gian và công sức, có chỗ bong có chỗ vẫn còn bám rất chắc, phải dùng máy mài sâu vào lớp vữa trát. Việc làm sẽ phá hủy đi lớp bề mặt của tường. Lớp vữa bên trong bị mất đi lớp vỏ sẽ chỉ còn là các hạt rời rạc liên kết với nhau không chắc chắn
Khi đó bề mặt tường sẽ lồi lõm rất nhiều. Sơn lên cũng không đảm bảo, xử lí lại mất rất nhiều công sức và tiền bạc
Bả vá
Sau khi cạo bỏ lớp sơn cũ bạn có thể lăn đè lên một lớp chống thấm khác. Sau đó dùng bột bả trét lại những vết xước, lõm để làm phẳng bề mặt
Xả nhám
Đợi lớp bả khô thì bắt đầu tiến hành xả nhám để làm nhẵn bề mặt, nên dùng giấy giáp có chỉ số từ 120- 180
*Lưu ý: Không dùng giấy nhám có số nhỏ quá, số càng nhỏ thì giấy càng thô nếu gặp sẽ bị xước sâu
Làm sạch bề mặt
Quá trình chà nhám sẽ để lại rất nhiều bụi. Nếu không làm sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải bám vào tường khiến lớp sơn dễ bị bong tróc
Vì vậy bước xử lý tường trước cũ khi sơn là rất quan trọng
Công đoạn sơn lại sơn tường cũ bằng sơn mới
Sau khi chuẩn bị bề mặt, đảm bảo tường đã khô và được xử lý đúng kỹ thuật sơn tường nhà cũ thì thực hiện sơn lại theo quy trình dưới đây
Bước 1: Tiến hành lăn sơn lót, lăn 2 -3 lần để đảm bảo bề mặt được sơn lót phủ kín tạo độ bám dính và tăng tác dụng của sơn phủ
Bước 2: Thi công sơn phủ
- Đợi lớp sơn lót đạt độ khô cần thiết thì bắt đầu lăn sơn phủ lớp 1 (lưu ý phải lăn đều tay, lăn từ trên xuống dưới và từ trái qua phải)
- Đợi lớp sơn phủ 1 khô ( khoảng 2 -3 tiếng, tùy vào điều kiện thời tiết, độ dày của sơn) thì bắt đầu thi công sơn lớp 2
Bước 3: Vệ sinh bề mặt tường sau khi sơn hoàn thiện
Đối với tường cũ đã được quét vôi ve
Dù là sơn hay quét vôi ve thì công đoạn chuẩn bị bề mặt là rất quan trọng, nó quyết định độ bề, tính thẩm mỹ của lớp sơn sau này
Công đoạn chuẩn bị bề mặt
Việc cạo lớp vôi ve cũ mục đích là tạo nhẵn bề mặt tường, đảm bảo lớp sơn mới được bám chắc vào tường tránh hiện tượng bong tróc sau này. Khi cạo bạn sử dụng bay hoặc đá mài mài đi lớp ve trên tường.
Sử dụng bột bả để làm nhẵn những khu vực bị lõm
B, Công đoạn sơn lại tường cũ đã được quét vôi ve
Các bước thi công sơn tương tự như tường quét sơn
*Tìm hiểu thêm: Thợ sơn nhà chuyên nghiệp
Một số câu hỏi thường gặp
Sơn lại tường nhà cũ có cần cạo lớp sơn cũ không?
Thay vì bám vào tường thì lớp sơn mới sẽ bám bào lớp sơn cũ, nếu lớp sơn cũ bị yếu, bong tróc thì lớp sơn mới cũng bong tróc theo.
Vì vậy phải cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị yếu, bong tróc, ẩm mốc,… trước khi sơn lại
Có nên cạo toàn bộ lớp sơn cũ không?
Câu trả lời là KHÔNG. Vì cạo hết toàn bộ lớp sơn cũ mất RẤT nhiều thời gian và công sức, có chỗ lớp sơn bong có chỗ vẫn còn bám rất chắc, phải dùng máy mài sâu vào lớp vữa trát. Việc làm sẽ phá hủy đi lớp bề mặt của tường. Lớp vữa bên trong bị mất đi lớp vỏ sẽ chỉ còn là các hạt rời rạc liên kết với nhau không chắc chắn
Cách nhận biết lớp sơn tường cũ còn tốt hay không:
Sử dụng băng keo rộng khoảng 3cm dán lên tường tầm khoảng 20-30 cm rồi bóc ra. Nếu lớp sơn tường cũ bị bong ra thì chứng tỏ độ bám dính không còn tốt. Còn ngược lại thì bạn có thể sơn trực tiếp mà không cần phải loại bỏ lớp sơn tường cũ
Sơn lại tường nhà cũ có cần sơn lót không?
Sơn lót có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định đến thẩm mỹ và tuổi thọ của lớp sơn phủ:
Sơn lót là lớp kết dính giữa sơn phủ và tường khắc phục tình trạng bong tróc.
Tạo bề mặt ổn định và đều màu khi sơn lớp sơn phủ giúp tăng tuổi thọ của lớp sơn phủ
Vì vậy vai trò của sơn lót là không thể thiếu dù là sơn tường mới hay sơn lại tường nhà cũ