Chống thấm sân thượng sàn mái bê tông là hạng mục quan trọng hàng đầu trong thi công chống thấm ở các công trình xây dựng
Vậy dùng vật liệu gì để chống thấm sân thượng? Phương pháp thi công chống thấm sàn mái sân thượng bê tông như thế nào đạt hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.
Tại sao cần chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông?
Sân thượng – sàn mái bê tông là phần nằm cao nhất phía trên cùng của công trình
Theo Wiki, Sân thượng là một phần mở rộng ngoài trời trên mái nhà hoặc mái của tầng cao nhất (tầng thượng) của một tòa nhà trên mặt đất. Một sân thượng nói chung sẽ lớn hơn rất nhiều lần so với một ban công và sẽ đón nhận một không gian thông thoáng vì tiếp xúc với bầu trời và thường xuyên đón nắng gió
Chính vì là nơi vị trí quan trọng cho cả công trình, nên công tác chống thấm sàn mái sân thượng là rất quan trọng
Nguyên nhân sàn mái bị thấm dột
Có thể kể đến một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sàn mái bị thấm dột như sau:
- Thiết kế sàn mái sân thượng không chuẩn độ dốc, không có máng xối thoát nước khiến nước mưa bị đọng lâu và ngấm xuống
- Sử dụng vật liệu chống thấm sàn mái không đạt chuẩn
- Thi công chống thấm không đảm bảo kỹ thuật
- Công trình xây dựng thi công đã lâu bị xuống cấp sân thượng bị nứt, thấm dột
- Đường ống dẫn nước bị rò rỉ lâu ngày
Một số nguyên nhân khác: Tác động ngoại lực làm kết cấu tường bị thay đổi; Sự giãn nở của sàn,…
Các biện pháp thi công chống thấm sân thượng, sàn mái bê tông tốt nhất
Trước khi thực thi công chống thấm sân thượng, cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh bề mặt để dung dịch chống thấm thẩm thấu tốt hơn.
- Nếu sân thượng đang trong quá trình thi công cần vệ sinh hồ vữa, xi măng còn thừa trơ ra trên bề mặt
- Nếu chống thấm sân thượng đã thi công từ lâu, trên nền đã lát gạch thì cần tiến hành khoan đục nền ở trên để trơ ra lớp xi măng, Tiếp đến là vệ sinh sạch bề mặt
- Nếu có khe nứt lớn, cần xử lý chúng trước khi chống thấm
Chống thấm sân thượng sàn mái đã lát gạch đúng kỹ thuật
Bước 1:Chuẩn bị bề mặt( Bề mặt càng được chuẩn bị, làm sạch kỹ thì hiệu quả chống thấm càng cao)
Tiến hành vệ sinh sân thượng theo các bước sau
- Dùng máy mài chuyên dụng làm phẳng bề mặt( mài từ 1mm – 2mm)
- Dùng chổi và máy hút bụi làm sạch(lưu ý không dùng nước để rửa)
- Sử dụng vữa xi măng trét những vết nứt, rỗ, bong tróc( nếu có)
- Kiểm tra bề mặt đã đạt đủ yêu cầu chưa để tiến hành chống thấm
Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng sàn mái đã lát gạch
- Sử dụng sơn Epoxy, sơn chống thấm hoặc các loại dung dịch thẩm thấu gốc bitum sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho sân thượng đã lát gạch. Bởi phương pháp này có giá thành hợp lý, hiệu quả chống thấm cao, không phải lốc gạch lên để chống thấm.
ảnh
Lưu ý:
- Nên pha chế và thi công sơn chống thấm theo đúng định mức trên nhãn, bao bì sản phẩm.
- Không thi công khi thời tiết mưa gió hoặc quá nóng. Nên thi công trong thời tiết râm mát.
- Lớp sơn tối thiểu khi thi công là 2 lớp. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể thi công 3 lớp sơn để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Bước 3: Nghiệm thu
- Là công đoạn không thể thiếu để kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành thi công chấm thấm. Có thể khắc phục ngay nếu chưa đảm bảo, để tránh trường hợp đưa vào sử dụng rồi mới phát hiện chống thấm chưa hiệu quả
- Sân thượng được nghiệm thu sau 24h sơn chống thấm bằng cách bơm nước trực tiếp vào sân thượng và ngâm 24h để kiểm tra khả năng chống thấm.
Phương pháp dùng sơn chống thấm sân thượng
Chống thấm sàn mái sân thượng bằng sơn Epoxy
Bước 1: Vệ sinh sàn mái sân thượng
Đầu tiên lột bỏ toàn bộ lớp gạch, dùng máy chà hoặc bàn chải để xử lý bề mặt. Sau đó dùng máy hút bụi, chổi để vệ sinh sạch các bụi bẩn tạo bề mặt sạch sẽ
Bước 2: Thi công sơn lót
Thông thường nên sử dụng sơn lót Sika pha 20 – 50% nước với mật độ 0,2 – 0,3kg/m2
Trường hợp bề mặt sân thượng quá khô thì nên tưới ẩm bằng nước sạch trước khi thi công
Ảnh sơn epoxy
Bước 3: Chờ lớp sơn lót khô hoàn toàn(2-3 tiếng tùy điều kiện) thì tiến hành sơn Sikaproof Membrane( không pha loãng) với độ dày khoảng 0,6kg/m2. chờ khoảng 2 tiếng khi lớp một khô thì tiến hành sơn Sikaproof Membrane lớp hai
Bước 4: Sau khi Sikaproof Membrane khô thì thi công thêm lớp vữa Sika Latex
Chống thấm sân thượng sàn mái đã lát gạch đúng kỹ thuật
Bước 1:Chuẩn bị bề mặt( Bề mặt càng được chuẩn bị, làm sạch kỹ thì hiệu quả chống thấm càng cao)
Tiến hành vệ sinh sân thượng theo các bước sau
- Dùng máy mài chuyên dụng làm phẳng bề mặt( mài từ 1mm – 2mm)
- Dùng chổi và máy hút bụi làm sạch(lưu ý không dùng nước để rửa)
- Sử dụng vữa xi măng trét những vết nứt, rỗ, bong tróc( nếu có)
- Kiểm tra bề mặt đã đạt đủ yêu cầu chưa để tiến hành chống thấm
Bước 2: Thi công chống thấm sân thượng sàn mái đã lát gạch
- Sử dụng sơn Epoxy, sơn chống thấm hoặc các loại dung dịch thẩm thấu gốc bitum sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho sân thượng đã lát gạch. Bởi phương pháp này có giá thành hợp lý, hiệu quả chống thấm cao, không phải lốc gạch lên để chống thấm.
ảnh
Lưu ý:
- Nên pha chế và thi công sơn chống thấm theo đúng định mức trên nhãn, bao bì sản phẩm.
- Không thi công khi thời tiết mưa gió hoặc quá nóng. Nên thi công trong thời tiết râm mát.
- Lớp sơn tối thiểu khi thi công là 2 lớp. Tùy theo điều kiện cụ thể có thể thi công 3 lớp sơn để đạt hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Bước 3: Nghiệm thu
- Là công đoạn không thể thiếu để kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành thi công chấm thấm. Có thể khắc phục ngay nếu chưa đảm bảo, để tránh trường hợp đưa vào sử dụng rồi mới phát hiện chống thấm chưa hiệu quả
- Sân thượng được nghiệm thu sau 24h sơn chống thấm bằng cách bơm nước trực tiếp vào sân thượng và ngâm 24h để kiểm tra khả năng chống thấm.
Chống thấm sàn mái sân thượng bằng sơn Kova
1.Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ thi công: Rulo, bay, máy khuấy
- Chất chống thấm CT11A Plus sàn
- Xi măng
2.Chuẩn bị bề mặt
Công đoạn chuẩn bị bề mặt rất quan trọng giúp gia tăng hiệu quả chống thấm
3.Thi công chống thấm sàn mái bằng Kova Ct11A sàn
Bước 1: Phủ lớp sơn chống thấm Kova CT11A( 2- 3 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 – 3 tiếng) lên toàn bộ khu vực sàn mái cần chống thấm
Bước 4: Đợi 4-5 ngày khi lớp cuối khô cứng thì bắt đầu cán nền
Ưu điểm: dễ sử dụng, thi công nhanh, chi phí thấp không yêu cầu tay nghề
Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng
Quy trình thi công:
Bước 1: Quét lớp tạo dính(Linh cốt)
Dùng rulo lăn phủ kín lớp tạo dính trên bề mặt. Đợi khi lớp tạo dính khô thì tiến hành dán màng chống thấm
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum màng khò
- Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoặc khò được úp xuống dưới
- Trải từ từ cuộn màng chống thấm đồng thời dùng máy khò khò nóng ( lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời khò phần bề mặt thi công và màng đã khò vào)
Một số điểm cần chú ý
- Trong quá trình khò cần phân bổ nhiệt đồng đều
- Miết khu vực màng đã khò để tạo phẳng và đẩy bọt khí ra ngoài
- Tại vị trí chồng mí, dùng máy khò khò nòng rồi dùng bay miết chặt để các màng liên kết chặt với nhau
- Cần gia cố các vị trí yếu điểm như góc tường, khi co giãn, cổ ống
Chống thấm sân thượng sàn mái bê tông bằng Xi măng
Là vật liệu phổ biến trong xây dựng, giá rẻ cũng như kĩ thuật thi công đơn giản nhưng hiệu quả cũng khá cao
Chuẩn bị
- Chuẩn bị dụng cụ thi công: cọ sơn, chổi quét, bay
- Chuẩn bị vật liệu xây dựng: xi măng trắng hoặc xi măng đen
- Chuẩn bị bề mặt: làm sạch bề mặt sàn, loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc,…
Thi công
Bước 1: Pha xi măng
Pha xi măng với nước( theo tỉ lệ của nhà sản xuất) hoặc theo người có nhiều kinh nghiệm thực tế để đảm bảo độ liên kết và hiệu quả cao nhất
Bước 2: Lăn xi măng
Sử dụng cọ lăn sơn, lăn dung dịch chống thấm vừa pha lên sàn mái, quét đều tay để bề mặt không quá dày cũng không quá mỏng
Có thể chia làm 2 lớp, thi công lớp 1 xong để khô khoảng 10 phút thì thi công lớp 2
Bước 3: Nghiệm thu
Tránh trường hợp bề mặt khô quá nhanh do môi trường, có thể dùng bạt, lưới để che chắn. tránh ảnh hưởng lớp xi măng chống thấm vừa quét, làm giảm khả năng chống thấm