Tình trạng sơn tường nhà bị bong tróc không phải hiếm gặp. Không chỉ tường cũ mà ngay cả tường mới sơn cũng gặp phải vấn đề này
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục
Nguyên nhân sơn tường nhà bị bong tróc, phồng rộp
- Nguyên nhân khách quan
Thời tiết
- Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên chịu sự tác động của thời tiết là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt những ngày thời tiết nồm ẩm ở Miền Bắc nước đọng từng giọt trên tường gây ẩm mốc và bong tróc sơn tường.
- Nguyên nhân sơn bị bong tróc là do tiếp xúc với nhiệt độ cao, những mảng tường bên trong nhà tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời( do tia nắng mặt trời chiếu xuyên qua cửa sổ,…) thường hay xuất hiện hiện tượng bong tróc này.
Thời gian
– Không gì tồn tại vĩnh cửu, nên thời gian là nguyên nhân bất khả kháng cho dù nhà bạn có sử dụng vật liệu, sơn chống thấm tốt đến đâu đi chăng nữa thì hiện tượng ẩm dột, bong tróc là điều có thể xảy ra
Sơn chất lượng thấp 1-3 năm
Chất lượng vừa 3-5 năm
Chất lượng tốt 5-7 năm
Chất lượng cao 10-15 năm
- Nguyên nhân chủ quan
Thi công sai kỹ thuật dẫn đến sơn tường nhà bị bong tróc, phồng rộp
- Trộn vôi vữa không đúng tỷ lệ giữa vôi, cát và xi măng. Sau một thời gian sử dụng vôi sẽ bị khô do không có chất dính dẫn tới việc các mảng tường bị bong tróc.
- Không vệ sinh bề mặt tường trước khi sơn, lớp sơn sẽ bám vào bụi bẩn, vết nhám gây hiện tượng bong tróc
- Thi công sơn khi tường nhà chưa đạt độ khô cần thiết( độ ẩm dưới 16% bằng máy đo độ ẩm)
- Thi công sơn trong điều kiện thời tiết mưa, nồm ẩm kéo dài
- Do không sử dụng sơn lót: Sơn lót có tác dụng như một lớp màng liên kết giúp cho lớp sơn phủ được bám dính và lên màu tốt hơn. Việc không sử dụng sơn lót dễ dàng gây ra hiện tượng bong tróc cho tường nhà
- Do tác động tự ngoại lực: Khoan, đục, hay đóng đinh vào bề mặt tường một cách bừa bãi, nhất là những vị trí dễ thấm ẩm là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng sơn tường nhà bị thấm ẩm.
- Lớp sơn thi công quá dày: Lớp bột bả được trét quá dày khiến cho độ bám dính giữa sơn phủ và tường xi măng bị giảm đi.
- Không xử lý vết nứt trước khi sơn tường khiến cho độ ẩm và nước mưa dễ xâm nhập vào bên trong.
- Sử dụng sơn tường kém chất lượng, không có khả năng chống kiềm, chống ẩm
Hậu quả khi tường nhà bị bong tróc
- Ảnh hưởng kết cấu ngôi nhà
- Làm mất thẩm mỹ
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của con người
- Tốn chi phí khắc phục tường nhà bị bong tróc, phồng rộp
Cách phòng tránh tường bị bong tróc, phồng rộp.
Lựa chọn sơn lót và sơn phủ tương thích với nhau, đảm bảo những tiêu chí:
- Kháng kiềm tốt
- Độ che phủ cao
- An toàn cho sức khỏe
Pha sơn, thi công đúng kỹ thuật, quy trình mà nhà sản xuất đưa ra
Đối với tường nội thất, sử dụng rèm che để tránh ánh nắng trực tiếp lên tường. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp ốp gạch lên tường ở những không gian dễ bị ẩm ướt.
Cách xử lý tường bị bong tróc đúng kỹ thuật
Cách khắc phục tường nhà bị bong tróc
Cách 1: Sơn lại phần tường bị bong tróc, phồng rộp
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng:
– Giấy nhám mịn
– Sơn lót, sơn phủ
– Cọ sơn hoặc con sơn lăn
– Xi măng, cát, bay
Bước 2: Cạo bỏ lớp sơn cũ
Cạo bỏ lớp sơn cũ, những vùng bị bong tróc, phồng rộp
Bước 3: Dùng giấy nhám loại bỏ lớp sơn cũ và làm phẳng bề mặt tường
Đây là công đoạn khá tốn thời gian nhưng rất cần thiết bởi nếu lớp sơn cũ không được cọ hết thì lớp sơn mới sẽ bám vào lớp sơn cũ, lớp sơn cũ bong tróc thi lớp sơn mới cũng bong theo
Bước 4: Quét sạch bụi
Trong quá trình chà nhám sẽ có nhiều bụi bẩn. Nếu không quét sạch thì sơn sẽ bám lên lớp bụi chứ không phải là bám vào tường làm giảm tuổi thọ lớp sơn
Bước 5: Thi công sơn lót
Dùng lăn sơn lăn 2 -3 lần đảm bảo bề mặt tường được lớp sơn lót phủ kín
Bước 6: Thi công sơn phủ
- Đợi lớp sơn lót khô ( khoảng 24h) thì bắt đầu thi công sơn phủ lớp thứ nhất
- Cách thi công tương tự thi công sơn lót.
- Sau khi sơn phủ lớp thứ nhất đợi lớp sơn khô ( khoảng 2 tiếng tùy thời tiết, độ dày lớp sơn) thì bắt đầu thi công lớp sơn phủ thứ hai
*Tìm hiểu thêm:
Dịch vụ thợ sơn nhà tại Hà Nội
Cách 2: Sử dụng xốp hoặc giấy dán tường
Việc sơn lại tường sẽ mất một khoản chi phí không nhỏ thì với miếng xốp dán tường 3d, chỉ đơn giản là bóc lớp giấy phía sau và dán khéo léo lên tường.
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt tường, đối với tường mới xây nhà thì nên quét dọn sạch vôi vữa còn dính trên tường
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ
Tính toán lượng xốp cần để dán tường và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như kéo, dao rọc giấy, thước dây, keo dán chuyên dụng.
Bước 3: Dán tường
Lột lớp keo phía sau xốp dán tường và tiến hành dán lên tường. Việc dán xốp theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sẽ giúp dễ dàng cân đối hơn
Bước 5: Vệ sinh lại bức tường sau khi hoàn thành
Sau khi dán xong bạn lên dùng một lớp khăn ẩm lau lại bề mặt tường để bức tường sáng và bóng hơn.
Sau khi thi công xong chỗ giữa các phần nối với nhau sẽ xuất hiện một vài kẻ hở gây mất mỹ quan cho căn phòng vì thế chúng ta sẽ dùng keo silicon để trám vào các kẻ hở sau đó dùng miếng khăn sạch lau sạch đi phần silicon còn thừa còn đọng lại trên xốp.
Cách xử lý tương tự với giấy dán tường
Một số lưu ý khi sửa sơn tường nhà bị bong tróc
Một kinh nghiệm mà chúng tôi đúc kết được khi khắc phục sơn tường nhà bị bong tróc
- Chuẩn bị 1 củ hành, cắt thành miếng nhỏ cho vào trong bát nước để ở giữa phòng.. Cách này sẽ giúp mùi khó chịu của lớp sơn bị hút đi nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu vani vào thùng sơn để hạn chế mùi sơn.
- Thi công trong điều kiện khu vực sơn có sự thông gió để hơi bốc lên không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên sử dụng chống thấm ở dưới chân tường, tránh bị thấm ngược lên trên.
Lời kết
Trên đây bài viết đã chứa đầy đủ những thông tin liên quan đến cách sửa tường nhà bị bong tróc mà bạn nên thực hiện. Điều này sẽ khiến công trình của bạn luôn giữ được vẻ đẹp vốn có và tăng tuổi thọ lên một cách nhanh chóng.