Sơn lót là gì?
Sơn lót ( Primer ) là lớp sơn đầu tiên trực tiếp lên bề mặt tường trước khi tiến hành sơn phủ màu, giúp chống lại hiện tượng kiềm hóa từ hồ vữa giúp bề mặt sơn phủ bền, mịn và đều màu ( thường được gọi sơn lót chống kiềm)
Vì vậy dù là sơn tường cũ hay tường mới thì sơn lót đều rất quan trọng.
Sơn lót chia làm 2 loại: Sơn lót ngoại thất và sơn lót nội thất
*Lưu ý: Sơn lót nội thất KHÔNG sơn ở ngoài trời, sơn lót ngoại thất CÓ THỂ sơn ở trong nhà
Tính năng và công dụng của sơn lót
Sơn lót có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định đến thẩm mỹ và tuổi thọ của lớp sơn phủ:
- Chống bong tróc: Là lớp kết dính giữa sơn phủ và tường, khắc phục tình trạng bong tróc của lớp sơn phủ
- Chống loang màu, ố vàng: Kiềm trong hồ vữa gây phá vỡ cấu trúc sơn, khiến lớp sơn phủ bị phấn hóa, loang lổ. lớp sơn lót chống kiềm có tác dụng phủ kín bề mặt có tính kiềm chống hiện tượng kiềm hóa
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc: Sơn lót có khả năng chống thấm, chống nấm mốc
- Tăng tác dụng sơn màu: lớp sơn lót giúp tăng cường độ dày của lớp sơn tạo độ bóng, mịn để khi sơn lớp sơn phủ đã có bề mặt ổn định. Tạo độ bóng, mịn và đều màu của lớp sơn phủ.
Những tiêu chí lựa chọn sơn lót tốt
- Kháng kiềm tốt
- Tăng độ bám dính của lớp sơn phủ và bề mặt
- Độ che phủ cao
- An toàn cho sức khỏe
- Độ bền của những tính năng trên
Các loại sơn lót tốt nhất hiện nay
Sơn lót chống kiềm Dulux
Dulux là nhãn hiệu sơn hàng đầu tại Việt Nam với chất lượng vượt trội, sản phẩm đa dạng.
Sơn lót chống kiềm Dulux được cấu tạo từ thành phần nhựa gốc Acrylic, bột khoáng, phụ gia và nước giúp ngăn chặn sự kiềm hóa một cách hoàn hảo, tăng cường khả năng chống thấm, tạo độ bám dính cao, đồng thời giữ cho màu sắc của lớp sơn hoàn thiện được bền lâu.
Ưu điểm nổi bật:
- Lượng VOC thấp, không có chì và thủy ngân: Thân thiện với môi trường và sức khỏe
- Tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt
- Tăng độ bám dính hoàn hảo
- Giúp bảo vệ tường không bị loang màu, tăng khả năng chống kiềm
- Độ phủ cao
Sơn lót chống kiềm Jotun
Sơn lót chống kiềm Jotun Essence nội thất và ngoại thất có khả năng kháng kiềm, chống thấm hiệu quả, đồng thời tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ màu cho cả bên trong và bên ngoài nhà của bạn.
Ưu điểm nổi bật:
- Kháng kiềm, Chống loang màu.
- An toàn cho sức khỏe
- Tăng khả năng bám dính sơn phủ
- Tiết kiệm được một lượng sơn phủ màu không cần thiết.
Sơn lót chống kiềm Nippon
Nippon là sản phẩm của Nhật Bản, được người tiêu dùng đánh giá cao
Ưu điểm nổi bật:
- Không thêm chì, thủy ngân: thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe
- Chất lượng cao mà giá thành kinh tế
- Tạo độ bám dính cho lớp sơn hoàn thiện
- Tăng độ bền sơn phủ
- Dễ thi công
Hiện nay trên thị trường rất đa dạng sơn lót chống kiềm với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của bạn để lựa chọn.
Quy trình thi công sơn lót hiệu quả
ảnh thi công sơn lót
Để phát huy tối ưu công dụng của sơn lót, thì cần có quy trình thi công đúng chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công
- Làm sạch bề mặt: loại bỏ bụi bẩn bám trên tường
- Kiểm tra tường đã có độ khô cần thiết chưa: dùng máy đo PreProtimeter đo chính xác độ ẩm < 16% thì có thể bắt đầu thi công
- Chuẩn bị dụng cụ: con lăn, cọ quét, súng phun
Bước 2: Pha sơn
- Pha không quá 10% nước sạch. Tức là thùng 18 lít pha không quá 18 x 10 : 100 = 1,8 lít nước
Bước 3: Thi công sơn
- Trước khi lăn sơn cần phải khuấy đều, để lớp sơn lót phủ kín và có độ dày đảm bảo thì nên lăn 2 – 3 lần
- Thông thường 1 lớp sơn lót là đủ, tuy nhiên để đảm bảo hơn thì gia chủ có thể sơn thêm 1 lớp nữa
Chú ý: mỗi lớp lăn cách nhau 1 – 2 tiếng (với điều kiện thời tiết nắng ấm)
Bước 4: Thi công sơn màu
*Xem thêm: Quy trình thi công sơn nhà
Một số câu hỏi khi nhắc đến sơn lót
Sơn lót cần sơn bao nhiêu lớp?
Theo đúng quy trình khuyến nghị nhà sản xuất thì sơn tường hoàn hảo cần sơn 3 lớp trong đó: 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn màu
- Trường hợp tường mới thì cũng có thể sơn 2 lớp lót chất lượng sẽ tốt hơn
- Với tường cũ thì chỉ cần 1 lớp là đủ
Sơn lót sau bao lâu thì sơn phủ màu?
Sau khi sơn lót xong, đợi ít nhất 2 tiếng ( tùy vào từng điều kiện thời tiết) để đảm bảo lớp sơn lót có độ khô cần thiết thì mới có thể thi công sơn màu.
Để đảm bảo có thể kiểm tra bằng tay hoặc bằng máy
Cách pha sơn lót đúng chuẩn
Cách pha sơn lót với nước khá đơn giản, cũng giống như pha sơn màu với nước
Lưu ý: pha với nước sạch, pha không quá 10 % nước trên 1 thùng sơn, mức cho phép tốt nhất là 5 – 10%
Ví dụ: 1 thùng sơn lót 18 lít pha không quá 18 x 10 : 100 = 1,8 lít nước
1 lon sơn lót 5 lít pha không quá 5 x 10 : 100 = 0,5 lít nước
Sơn lại nhà cũ có cần sơn lót không?
Với công dụng kể trên thì vai trò của sơn lót là không thể thiếu dù là sơn cũ hay sơn mới
Sơn chống thấm ngoài trời có cần sơn lót không?
Sơn lót 1 lớp sau đó quét 2 lớp sơn chống thấm( pha xi măng hoặc không pha xi măng) thì chất lượng chống thấm sẽ rất cao
Thực tế thi công thì thường bỏ qua sơn lót vì trong thành phần của sơn chống thấm đã có tính năng chống kiềm rồi
Thực tế thi công thì thường bỏ qua sơn lót vì trong thành phần của sơn chống thấm đã có thêm tính năng chống kiềm rồi
*Tìm hiểu thêm: Sơn chống thấm
Vậy tường đã sơn chống thấm có sơn màu lên được không?
Câu trả lời là Có thể sơn màu lên. Tuy nhiên, trường hợp này bạn sẽ cần tới lớp sơn lót, nhằm tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ màu tiếp theo
Pingback: Hiểu biết quan trọng Sơn CHỐNG THẤM & sai lầm cần tránh - Sơn Thủ Đô
Pingback: Bột bả tường+ trần ( bột bả Matit ) | Tính năng & công dụng - Sơn Thủ Đô