Tường nhà bị thấm nước là hiện tượng khá phổ biến, không chỉ gặp ở công trình đã xây dựng nhiều năm mà mới xây cũng xuất hiện hiện thấm dột
Vậy nguyên nhân tường nhà, trần nhà bị thấm nước là gì? Việc thi công chống thấm trần nhà thế nào? Và cách xử lý trần nhà bị thấm nước ra sao? Cùng tìm hiểu biết cách kiểm tra và xử lý chống thấm một cách triệt để
Dấu hiệu tường nhà bị thấm nước
Có thể quan sát bằng mắt thường qua 1 số dấu hiệu sau:
- Trong nhà có mùi ẩm mốc
- Tường nhà bị ố vàng, loang màu, xuất hiện những đốm đen
- Tường nhà bị phồng rộp, bong tróc
- Thấy chân tường rỉ nước Nếu nhà bạn làm trần thạch cao thì có thể sẽ bị cong vênh, mục nát do hơi ẩm
Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước
Một số nguyên nhân chính:
- Do tác động thời tiết
- Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều. Đặc biệt ở miền Bắc vào mùa đông khí hậu nồm ẩm
- Thời tiết thất thường là tác nhân gây nên hiện tượng co giãn liên tục phá vỡ cấu trúc vật liệu xây dựng gây nứt tường tạo điều kiện cho nước thấm ẩm
- Do công trình không sử dụng các phương pháp chống thấm dột ngay từ ngày đầu xây dựng
- Sử dụng chống thấm kém chất lượng
- Trong quá trình xây dựng, sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
- Tường nhà bị xuống cấp sau thời gian sử dụng, chức năng chống thấm không còn đảm bảo
Cách xử lý tường nhà bị thấm nước
Cách chống thấm tường cũ
Cách chống thấm tường nhà mới xây
- Đối với mỗi công trình mới xây dựng thì hạng mục chống thấm tường nhà phải luôn được chú trọng xử lý ngay từ lúc thi công để ngôi nhà có độ bền vững cao
- Đối với các vết nứt , lỗ và khu vực hồ vữa yếu cần phải đục hình chữ V với độ sâu khoảng 1,5 – 2c
- Sau đó trám kín bằng vật liệu chống thấm như: Phụ gia chống thấm trộn bê tông, thanh trương nở